Đánh giá Lý_Bí_(nhà_Đường)

Các sử gia nhìn nhận về Lý Bí theo nhiều hướng khác nhau. Các nhà biên soạn Cựu Đường thư không đánh giá cao lắm về ông, cho rằng ông không có nhiều đóng góp trong thời gian làm tể tướng, và việc ông quá sùng bái Đạo giáo, dù họ cũng nhận định ông là người thông minh, có nhiều mưu kế hay. Chủ biên Đường thư, sử gia thời Hậu Tấn Lưu Hú nhận xét rằng:[6]

Lý Bí hiểu biết sâu rộng và có trí thông minh, biết cách tiến lui trong chốn quan trường. Tuy nhiên khi nhận tướng vị, thường dành thời gian nói về quỷ thần hơn là quốc gia đại sự. Thế mới biết ông ta phù phiếm và vô tri như thế nào. Kinh Lễ chép rằng: "Kẻ làm nhiễu loạn chốn triều đình bằng những thuật ma quỷ thì đáng phải chịu búa rìu." Ông ta không sợ điều này hay sao?

Chủ biên Tân Đường thư, sử gia thời Bắc Tống Âu Dương Tu, dành nhiều lời khen hơn cho Lý Bí, nhưng vẫn chỉ trích ông, và cho rằng sở dĩ ông được làm tể tướng vì vua Đức Tông những năm về sau trở nên mê tín mà thôi:[4]

Hành vi của Lý Bí là rất thất thường. Ông ta cho những lời khuyên đúng đắn và trung thành, nhưng hành tung của ông ta là phù phiếm; ông ta đủ thông minh để tự bảo vệ mình; và những đóng góp của ông ta dưới nhiệm kỳ tể tướng cũng rất là đáng kể. Tôi cho rằng lúc Túc Tông dựng lại triều đình ở vùng rừng núi, thì ngay cả những người chỉ đưa ra lời khuyên đúng đắn là sẽ được giao phó quyền lực ngay. Vào thời điểm đó, Lý Bí đưa ra nhiều đề nghị và đã được chấp nhận, đồng thời ông cũng phò tá Đại Tông thu hồi lưỡng kinh. Tuy nhiên ông ta lại từ chối làm quan trong lúc đó. Có lẽ sự thật là hai vua cũng không muốn cho ông ta làm thừa tướng đâu. Mà những năm cuối triều Đức Tông, vì nhà vua trở nên tin vào việc ma quỷ nên Lý Bí có cơ hội nắm quyền chăng.

Sử gia Tư Mã Quang cũng thuộc thời nhà Tống, viết trong Tư trị thông giám[31]:

Lý Bí có nhiều mưu lược, nhưng ông thích nói về chuyện thần tiên ma quỷ, và những điều đó nghe có vẻ nực cười. Vì vậy, ông ta bị người khác khinh rẻ.

Người chú thích cho Thông giám, Hồ Tam Tỉnh học giả thời Nam Tống, lại rất khen ngợi Lý Bí, tin rằng việc ông giả bộ lên núi tu tiên chỉ là một cách để tránh gặp nguy hiểm, đồng thời ông đã có những đóng góp to lớn trong suốt 3 triều vua nhà Đường. Quan điểm này được đồng thuận bởi sử gia hiện đại Bá Dương - người thậm chí đã xếp Lý Bí là tể tướng tài năng nhất của Trung Quốc kể từ thời Vương Mãnh của Tiền Tần. Bá Dương đặc biệt khen ngợi những đề xuất của Lý Bí đã dẫn đến việc đẩy lùi các cuộc tấn công của Thổ Phồn vào biên giới Trung Quốc.[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lý_Bí_(nhà_Đường) http://www.sidneyluo.net/a/a16/130.htm http://www.sidneyluo.net/a/a17/072.htm http://www.sidneyluo.net/a/a17/139.htm http://www.sidneyluo.net/a/a17/table/form53.htm http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... https://trove.nla.gov.au/people/1405506 https://id.loc.gov/authorities/names/nr91041522 https://web.archive.org/web/20071226123339/http://... https://web.archive.org/web/20080621162047/http://... https://web.archive.org/web/20081120085821/http://...